CÔNG TRÌNH
“ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP, ĐỔI MỚI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020”
Tác giả: |
UBND huyện Đơn Dương |
Cơ quan chủ trì: |
UBND huyện Đơn Dương |
Thuộc lĩnh vực: |
Ứng dụng công nghệ |
Thời gian thực hiện: |
từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2020 |
Công trình đạt giải C Giải thưởng khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng lần thứ hai năm 2021. |
Trong thời gian qua, sản xuất công nghiệp nông thôn tại huyện Đơn Dương tuy đã có nhiều bước phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với các nguồn lực, tiềm năng của địa phương, phát triển chưa bền vững. Do đó, cần có sự cải cách, thay đổi trong cơ cấu ngành công nghiệp địa phương theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp như: sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, bảo quản nông sản, chế tạo dụng cụ, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp; xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón, thức ăn gia súc; sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm từ sữa bò tươi: sữa thanh trùng, sữa chua, pho mai….
Hiện nay, huyện Đơn Dương có 02 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với sản phẩm chủ lực là rau, hoa (xã Lạc Lâm, xã Lạc Xuân) đã được UBND tỉnh công nhận tại Quyết định số 1558/QĐ-UBND và số 1559/QĐ-UBND ngày 23/7/2020. Xã Đạ Ròn và xã Tutra được công nhận là vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao tại Quyết định số 136/QĐ- UBND ngày 18/01/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
- Tích hợp các công nghệ tiên tiến, hiện đại xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp chính xác, thông minh, hiệu quả (trong ngành sản xuất nông nghiệp tại huyện) nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao nâng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số hàng hoá nông sản trên địa bàn;
- Phát huy các công nghệ, nhân rộng các ứng dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng và nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế xã hội;
- Trên cơ sở lý luận về phát triển một nền kinh tế nông nghiệp “sinh thái – bền vững” và phương pháp luận của kinh tế học hiện đại, để luận giải về sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn một cách có hiệu quả.
- Kế thừa và có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm để tìm ra giải pháp, bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn xuất phát từ cơ sở kinh tế hộ đã tạo ra những điều kiện, tiền đề quan trọng, những nhân tố tích cực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kéo theo sự chuyển dịch trên các ngành kinh tế khác.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với từng tiểu vùng sinh thái, từng tuyến sinh thái hẹp, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh để hình thành các tiểu vùng kinh tế - sinh thái đảm bảo sự bền vững cả về mặt sinh thái và kinh tế trong cộng đồng nông thôn.
- Quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn bắt đầu từ chuyển dịch ngành trồng trọt, giải quyết vấn đề an ninh lương thực là yếu tố quan trọng đối với tâm lý người sản xuất cũng như đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và sự bền vững của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành tiếp theo như chăn nuôi, công nghiệp, dịch vụ trong huyện.
- Giá trị thu nhập từ sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao đạt từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm; có những mô hình đạt trên 1 tỷ đồng đồng/ha/năm. Đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, canh tác không dùng đất, ứng dụng kỹ thuật canh tác trên giá thể tại những khu vực có điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi để tận dụng lợi thế về khí hậu, thời tiết trong khu vực; nâng hệ số sử dụng đất lên 3-3,5 lần/năm.
- Các mô hình rau hoa ứng dụng công nghệ cao hiệu quả ngày càng nhân rộng. Hiện nay đang phối hợp với các ngành chuyên môn tiếp tục triển khai thực hiện mô hình nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh như: hệ thống tưới thông minh, hệ thống điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ tự động, kho lạnh, máy trộn thức ăn tự động, …
Đã giúp các địa phương trong vùng tiếp nhận, làm chủ các công nghệ để giải quyết các vấn đề cơ bản về: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng năng suất, tăng thu nhập trên diện tích hiện có tại địa phương; phát triển các sản phẩm lợi thế của huyện như cây ăn quả (hồng, dứa, chuối, quýt..), rau, hoa các loại…; phát triển nuôi trồng nấm, cây dược liệu, bảo quản, chế biến nông, lâm sản; tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và giải quyết nước sạch quy mô hộ gia đình và cụm dân cư; khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống và nghề phụ; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và sử dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông sản an toàn; cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Một số dự án đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực trên địa bàn thực hiện dự án, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, kết quả dự án đã được duy trì và nhân rộng, làm tiền đề cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của địa phương, nâng cao niềm tin và ý thức của người dân trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Nông, lâm, thủy sản 54,7%; công nghiệp - xây dựng 15,9%; dịch vụ 29,4%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 41,4 triệu đồng/người/năm ở năm 2014 lên trên 72 triệu đồng/người/năm vào năm 2020, cao hơn chỉ tiêu của Tỉnh (66,7 triệu/người), (tăng 1,7 lần so với năm 2014); tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,41%. Tổng diện tích sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao hiện nay là 10.512 ha/11.763 ha đất canh tác rau, hoa toàn huyện (chiếm 89,4%), trong đó diện tích nhà kính, nhà lưới là 2.330 ha; tưới tự động, nhỏ giọt ngoài nhà kính, nhà lưới: 8.100 ha, diện tích điều khiển nhiệt độ, ánh sáng độ ẩm trong nhân dân là 45 ha, diện tích canh tác không dùng đất 08 ha, nông nghiệp hữu cơ 29 ha. Chú trọng đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, canh tác không dùng đất, ứng dụng kỹ thuật canh tác trên giá thể góp phần nâng hệ số sử dụng đất lên 3-3,5 lần/năm. Giá trị thu nhập từ sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao đạt từ 300 đến 500 triệu đồng/ha/năm; có những mô hình đạt từ 01 đến 02 tỷ đồng/ha/năm.
Việc sản xuất thành công và đưa máy gieo hạt 6 trong 1 vào phục vụ các vườn ươm sản xuất cây giống đạt chất lượng cao phục vụ vùng chuyên canh sản xuất rau hoa như ở Lâm Đồng rất có nhiều ý nghĩa như:
Có thể thay thế thiết bị ngoại nhập nhưng có chất lượng tốt hơn và và giá thành rẻ hơn nhiều.
Giúp bà con nông dân cơ giới hóa trong nông nghiệp, tiến đến sản xuất cây con theo quy mô công nghiệp phục vụ các chương trình nông nghiệp công nghệ cao của Tỉnh.
Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30 - 60% nước so với phương pháp tưới truyền thống. Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ tích cực với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt, và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát. Các trang trại nhỏ có thể sử dụng những bộ châm phân bón đơn giản bằng cơ cho từng loại phân bón với việc kiểm soát khối lượng phân cung cấp ở mức độ tương đối; Hệ thống điều khiển tưới tự động, thông minh (Qua phần mềm Smartphone); Hệ thống điều khiển có thể truyền tín hiệu bằng dây Cable, mạng internet hay tín hiệu sóng radio. Ưu điểm dễ nhận thấy khi ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào canh tác rau và hoa trong nhà kính; và ứng dụng hệ thống tưới thông minh là người nông dân có thể tiết kiệm được từ 30 đến 50% lượng nước tưới, tiết kiệm đến 30% chi phí phân bón, tiết kiệm 30% công chăm sóc, làm cỏ, bón phân.
Ứng dụng công nghệ Điện từ trường trong xử lý nước, chống bám cấu cặn trong đường ống và công nghệ điện phân nước nhằm làm mềm nước và thu hồi cấu cặn: Thiết bị EWATER sử dụng tại vườn NNCNC của ông Đinh Công Thức – xã Lạc Xuân, chống bám dính cấu cặn trong hệ thống ống tưới
Online: 5
Ngày: 557Tháng: 4023
Tổng: 690352